Bài hoa Hanafuda và cách chơi (Koi Koi) – Android/iOS

Hẳn là nhiều người trong các bạn đã biết đến hoặc nghe nói đến Bài hoa Nhật, hay còn gọi là Hanafuda (花札). Đây là một trò chơi rất thú vị và kịch tính, hơn nữa mỗi quân bài đều là một tác phẩm nghệ thuật. Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách chơi bài Hanafuda theo phong cách Koi Koi (hay còn gọi là Go-Stop), vì đây là cách chơi dễ nhất và hay nhất. Bài viết sẽ không đi sâu vào lịch sử ra đời của loại bài này, mà chủ yếu hướng dẫn mọi người cách chơi và chơi bằng cách nào.

Các bạn có thể tải game cho điện thoại, chơi online hoặc offline. Hoặc in ra chơi với bạn bè.

Android: https://goo.gl/KYVEP

iOS: https://goo.gl/mNVDkB

Bản in bài Hanafuda (cỡ lớn)

Hanafuda

Đây là một dạng thức bài truyền thống của Nhật Bản, ra đời vào khoảng đầu thế kỉ 19. Là một loại bài đặc biệt không có số và thời lượng chơi không dài nên tránh né được lệnh cấm bài bạc của chính phủ và rất được ưa chuộng. Năm 1889, Fusajiro Yamauchi sáng lập nên công ty Nintendo nhằm sản xuất bài hoa Hanafuda đem bán, và như các bạn biết, đến nay thì Nintendo đã trở thành một trong những công ty thành công nhất trong thiết kế game. Hiện nay, Nintendo vẫn sản xuất và bán dạng bài Hanafuda truyền thống (có thể tìm thấy trên Amazon), bên cạnh đó còn có một bộ bài Hanafuda theo style Mario.

Full set một bộ bài hoa Hanafuda.

Hanafuda có khá nhiều cách chơi, phổ biến nhất là 88 và Koi-Koi. Bài viết này sẽ làm rõ luật chơi Koi-Koi.


Luật chơi Koi-Koi

Mình sẽ giải thích sơ qua về mục đích và cách chơi.

Về cơ bản, bài Hanafuda được chia làm 12 tháng trong năm (các bạn có thể hiểu mỗi tháng là một “chất” như trong tú lơ khơ). Mỗi tháng có 4 quân bài. Tất cả các quân bài được phân biệt bằng hình vẽ chứ không có số hoặc kí hiệu, buộc bạn phải nhớ, tuy nhiên những lá nào cùng một tháng sẽ có một số điểm chung để phân biệt với các tháng khác.

Mục đích của trò chơi là bạn dựa vào những lá bài trên tay, đánh ra để bắt các lá bài có sẵn trên Sàn chung, qua đó tạo thành các Bộ, gọi là Yaku. Mỗi Yaku sẽ đại diện cho một số điểm nhất định. Cuối cùng ai có nhiều điểm hơn thì thắng. Khá giống với đánh phỏm hoặc xì-phé, nhưng hơi khác một chút.

Vậy thì cụ thể luật chơi như thế nào? Hãy đọc hướng dẫn dưới đây.

Chia bài

Số người chơi là từ 2 đến 6. Tuỳ vào số lượng người chơi mà số lượng bài trên tay và bài trên sàn sẽ khác nhau.

Đầu tiên sẽ chọn ra NHÀ CÁI (Oya-san). Nhà cái có vai trò là người chia bài, và là người đánh đầu tiên, nên có lợi thế tương đối lớn. Để chọn ra Nhà cái, 2 người có thể oẳn tù tì hoặc bốc một lá bài bất kì, ai bốc được lá nào đại diện cho Tháng gần nhất là thắng và được làm Oya. Trường hợp cùng tháng thì xét đến giá trị của lá bài.

Nếu như chỉ có 2 ngừoi chơi thì mỗi người ban đầu sẽ được chia 8 lá bài. Sau đó trải lên SÀN 8 lá nữa. Đống còn lại xếp ra một chỗ (nằm sấp) để làm bài bốc.

(giống như trong hình).

Nếu như nhiều hơn 2 thì các bạn tham khảo bảng dưới đây:

Số người chơi

Số bài trên tay

 Số bài trên sân

2 người

8 lá

8 lá

3 người

7 lá

6 lá

4 người

5 lá

8 lá

5 người

4 lá

8 lá

6 người

3 lá

12 lá

 

Mỗi lượt chơi

Mỗi lượt, người chơi có 3 moves. Move 1 và move 2 là bắt buộc. Move 3 (Koi Koi) chỉ xảy ra khi một trong 2 người chơi tạo được 1 bộ (yaku)

Move 1: Bạn BẮT BUỘC phải đánh 1 lá bài trên tay mình xuống.

  • Nếu quân bài đó trùng tháng với bất cứ quân bài nào trên Sàn, bạn phải BẮT quân bài đó. Sau đó bạn đặt quân bạn đánh và quân bạn ăn được từ trên Sàn về phía sân mình và phải để chúng nằm ngửa. Nếu như trên sân có 2 quân bài trùng tháng với quân bạn định đánh, bạn được quyền chọn xem sẽ bắt con nào. Nếu như trên sân có 3 quân bài trùng tháng với quân bạn định đánh, bạn bắt tất cả.
  • Nếu quân bài đó không trùng tháng với bất cứ lá bài nào trên sân, bạn vẫn để nguyên đó trên Sàn.

Move 2: Sau khi đánh quân bài của mình, bạn bốc thêm 1 lá từ chồng bài nằm sấp (lượt đó có bắt được lá nào hay không thì vẫn phải bốc). Nếu quân bài bạn vừa bốc có thể Bắt được quân bài nào trên sàn (nghĩa là cùng tháng) thì bạn bắt luôn và đưa cả 2 về phía sân mình. Nếu quân bài bạn vừa bốc không Bắt được bất cứ lá nào trên sân thì bạn để nguyên nó trên Sàn.

Sau một lượt đánh, rồi bốc thì đến lượt của đối phương.

Đối phương cũng sẽ làm các quá trình tương tự như thế.

Move 3: Trò chơi cứ thế diễn ra cho đến khi nào 1 trong 2 người chơi tạo được 1 Yaku. Lúc này, anh ta có 2 lựa chọn.

  • Lựa chọn thứ nhất: Là DỪNG, trong tiếng Nhật bạn sẽ nói là Yame (やめ). Khi đó ván game kết thúc. Điểm được tính cho bạn dựa theo Yaku đó (1 yaku bao nhiêu điểm thì xem ở phía dưới) và đối thủ không được điểm nào.
  • Lựa chọn thứ hai: Là CHƠI TIẾP, trong tiếng Nhật bạn sẽ nói là Koi(こい)hoặc Koi-Koi (こいこい), cái này dịch ra là “ngon thì vô đây” vì bạn không muốn dừng lại ở đó, bạn muốn tạo được thêm nhiều Yaku hơn vì nhiều Yaku hơn nghĩa là điểm cao hơn. Trò chơi lại tiếp tục diễn ra cho đến khi nào 1 bên lại tạo được 1 Yaku nữa. Khi đó anh ta lại có thể lựa chọn hoặc Dừng, hoặc Chơi tiếp.
  • Chú ý (đây mới là cái hay của game): Sau khi bạn Koi-koi mà đối phương lập được Yaku trước rồi dừng thì họ sẽ được nhân đôi số điểm có được từ ván đó và bạn sẽ không nhận được bất cứ điểm số nào.

Đây là tính “cờ bạc”,”may rủi” của trò chơi này, và cũng chính là điểm khiến trò chơi trở nên kịch tính và hấp dẫn.

Về cách tính điểm. Ở lượt cuối cùng, nếu bạn có tổng cộng các yaku lớn hơn hoặc bằng 7, điểm của bạn sẽ được nhân đôi. Nếu bạn Koi-Koi nhưng để đối thủ có Yaku, thì đối thủ sẽ nhận được gấp đôi số điểm. Khi kết thúc, số điểm nhận được sẽ bằng tổng số điểm các yaku mà người thắng tạo được trong suốt quá trình chơi. Trường hợp hòa, nghĩa là 2 người chơi liên tục Koi-Koi nhưng sau đó không tạo ra thêm Yaku nữa thì hòa, gọi là Nagare, và không bên nào được điểm.

Mỗi ván game thường chỉ kéo dài từ 2 – 5 phút. Thông thường mỗi trận chơi 12 game. Sau 12 game sẽ tổng kết số điểm có được và ai nhiều hơn là người thắng cuộc. (Nếu thấy dài các bạn có thể chơi 6 game hoặc 3 game).


Các loại bài và làm sao để bắt được quân trên Sàn

Đầu tiên, hãy cùng xem qua các lá bài. Như đã nói ở trên, bài Hanafuda được chia làm 12 tháng trong năm (các bạn có thể hiểu mỗi tháng là một “chất” như trong tú lơ khơ). Mỗi tháng có 4 quân bài. Tất cả các quân bài được phân biệt bằng hình vẽ chứ không có số hoặc kí hiệu, buộc bạn phải nhớ, tuy nhiên những lá nào cùng một tháng sẽ có một số điểm chung để phân biệt với các tháng khác.

Chỉ những quân bài nào cùng tháng với nhau thì mới bắt được. Và trong mỗi tháng sẽ có “quân đặc biệt” và “quân thường“. Quân đặc biệt thường được trang trí cầu kì hơn so với quân thường.

Hãy lấy tháng 1 làm ví dụ:

Ở đây ta thấy có 2 loại. Lá bài đặc biệt mà các bạn hay thấy nhất là lá có scroll (cuộn giấy), gọi là Tan. Nó có mặt ở hầu hết mọi tháng, mỗi tháng 1 cuộn (trừ tháng 8 và tháng 12). Lá bài đặc biệt thứ hai là lá Hikari (hoặc Tane), ở đây tháng 1 là Hikari, sở dĩ đặc biệt vì các Yaku của chúng thường có rất nhiều điểm. Cuối cùng là 2 lá thường, gọi là Kasu. Các lá này chủ yếu dùng để bắt các lá Tan hoặc Hikari, Tane.

Đi tiếp 11 tháng còn lại nhé:

 


Yaku (các bộ để tính điểm)

Sau khi ăn được các quân, các tổ hợp nhất định sẽ tạo thành cá Yaku (bộ). Mỗi bộ tương đương với một số điểm nào đó, tuỳ theo độ hiếm của nó.

Đây mới thực là phần cần nhớ của game, để xem nên ăn quân gì.

Đầu tiên là bộ cao điểm nhất (10 điểm)

Full set câu đối

Ngũ Quang – Đủ các lá Hikari đầu tiên của tháng 1 – 3 – 8 – 11 – 12

Tiếp theo là bộ 8 điểm.

Tứ quang – Giống Ngũ Quang nhưng không tính ngài Michikaze

Và 7 điểm

7 điểm. Gồm 4 lá Hikari bất kì miễn trong đó có Michikaze

Tiếp đến là các bộ 5 điểm.

Tam Quang. Gồm 3 lá Quang bất kỳ.

Thu thập đủ 3 cuộn câu đối đỏ có bài thơ

thu thập đủ 3 cuộn giấy tím

5 điểm. Gồm 3 lá Lợn rừng, Hươu và Bướm. (Ino, Shikamaru, Chouji trong Naruto từ đây mà ra đó)

5 điểm. Gồm lá Hikari tháng 3 và lá Cốc rượu. Uống rượu ngắm hoa anh đào.

5 điểm. Lá Hikari mặt trăng và lá Cốc rượu. Uống rượu ngắm trăng.

Cuối cùng là các bộ chỉ có giá trị 1 điểm.

1 điểm. Gồm 5 lá Tane bất kì. Mỗi lá Tane được thêm vào kể từ lá Tane thứ 6 sẽ được cộng thêm 1 điểm.

1 điểm. Gồm 5 lá Scroll bắt kì, không phân biệt màu sắc. Mỗi lá Tan được thêm vào kể từ lá Tan thứ 6 sẽ được cộng thêm 1 điểm.

1 điểm. Gồm 10 lá Kasu. Lá Cốc rượu cũng có thể được tính như một lá Kasu khi cần. Từ lá thứ 11 trở đi thì được cộng thêm 1 điểm cho mỗi lá “rác” thêm vào.

Ngoài ra, sau khi chia bài xong, nếu trên tay bạn có sẵn 1 trong 2 bộ sau thì bạn sẽ được coi như thắng luôn game đó, và được thưởng 6 điểm. (dân tình hay gọi là Phỏm tươi đó)

Có đầy đủ 4 quân bài của 1 tháng bất kì. Nôm na gọi là “tứ quý”

Có đầy đủ 2 con bài bất kì trong cùng 1 tháng của 4 tháng bất kì. Nôm na gọi là “Tứ quý đôi”

Các Yaku này cũng không quá khó nhớ phải không.


Chơi ở đâu?

Nếu ở Nhật thì các bạn có thể order trên amazon.co.jp, hàng luôn sẵn.

Nếu không, các bạn có thể chơi game qua app trên điện thoại.

Hoặc in ra và tự cắt để chơi (Nguồn:

           download Bản in bài Hanafuda (cỡ lớn)

 

Have fun !

21 thoughts on “Bài hoa Hanafuda và cách chơi (Koi Koi) – Android/iOS

  1. Pingback: Bài Hoa HANAFUDA Nhật Bản Và Cách Chơi KOI-KOI - Momizi

  2. Pingback: Nhật ký Sendai (P15): Nếu không có Covid thì ăn Tết truyền thống ở Nhật sẽ như thế nào? – Nippon Kiyoshi Blog

    • Bạn chưa chơi nên chưa biết đâu, khi đã tạo được yaku rồi, mình có ít điểm như 1 điểm thì nên koi koi, với lại, khi bài mình đang chiếm nhiều lợi thế, thấy đối phương khó có khả năng phản bại thì tiếp tục koi koi sẽ dồn dập đối phương, bản thân mình tăng điểm không ngừng…

      Thích

  3. Daiso có bán kìa bạn. Bài 48 lá + 6 lá trắng (không biết để làm gì) nằm trong hộp nhựa. Chất liệu bài là mica, size 3.4 x 5.3. Hộp kèm theo 1 bản hướng dẫn (Tiếng Nhật 😦 ). Xuất xứ Hàn Quốc.
    Mà cách tính điểm hình như hơi khác và cho mình hỏi mấy lá trắng để làm gì vậy bạn?

    Đã thích bởi 1 người

    • Lá trắng chắc là để đề phòng khi bạn làm mất 1 cây nào đó thì có thể thay tạm được. Cách chơi trên là cách chơi koi-koi. Ngoài ra còn có một cách chơi khác là 88, cái này chuyên về tính toán và có phần phức tạp hơn (nhưng không vui bằng koi-koi)

      Thích

  4. Pingback: [IchiMika] Fallen Flower – TOUKEN RANBU – L.T.W

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.